Nguyễn Thanh Nhàn xác định học tốt Khoa học tự nhiên khi học THPT để phát triển thành nhà khoa học

Được sự giới thiệu bởi Ngô Khắc Hoàng – tiến sĩ lĩnh vực truyền thông vô tuyến Đại học Paris-Saclay (Pháp) và là học sinh Trường THPT Hiệp Hòa số 1 khóa 2007-2010. Trường THPT Hiệp Hòa số 1 chia sẻ một số thông tin về tiến sĩ Nguyễn Thanh Nhàn, học sinh khóa 2006-2009 Trường THPT Hiệp Hòa số 1.
Nguyễn Thanh Nhàn – học sinh khóa 2006-2009 Trường THPT Hiệp Hòa số 1
Nguyễn Thanh Nhàn – học sinh khóa 2006-2009 Trường THPT Hiệp Hòa số 1

Nguyễn Thanh Nhàn sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Năm 2014, Nguyễn Thanh Nhàn tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách Khoa Hà Nội. Để tiếp tục theo đuổi đam mê khoa học kĩ thuật, Nhàn nhận học bổng du học Hàn Quốc tại Đại học Khoa Học và Công Nghệ Quốc Gia Seoul. Tại đây, Nhàn nhận bằng Thạc Sĩ vào năm 2017 và Tiến sĩ vào năm 2020. Trong giai đoạn 10/2019 – 3/2020, Nhàn vinh dự được cử sang Mỹ làm nghiên cứu tại đại học Bang North Carolina, thành phố Raleigh. Từ tháng 8/2020, Nhàn làm việc tại trường Đại học Oulu, thành phố Oulu của Phần Lan. Lĩnh vực nghiên cứu của Nhàn bao gồm xử lý tín hiệu, tối ưu hóa và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào mạng viễn thông. Nguyễn Thanh Nhàn có đam mê lớn trong việc sử dụng các công cụ toán học và máy học để giải các bài toán cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khoa học thực tiễn cho ngành. Nhàn đã có 06 bài báo được đăng trên những tạp chí hàng đầu thế giới và 05 bài báo khác đang trong quá trình kiểm duyệt. Năm 2014, Nhàn vinh dự nhận giải thường Tài Năng Samsung cùng với học bổng và được tuyển dụng thằng vào Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung. Năm 2017 và 2020, Nhàn vinh dự nhận giải thưởng Luận văn tốt nghiệp xuất sắc cho những đóng góp của mình trong luận văn Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Nguyễn Thanh Nhà tâm sự, “Ngày đó em học A2 là lớp chọn Toán của Trường, 3 năm liền đều là học sinh khá và nằm trong top 5 của lớp. Em đam mê học các môn khoa học tự nhiên và Anh Văn. Mặc dù trong thời gian học cấp 3 chưa có thành tích gì nổi bật nhưng em nghĩ học chắc các môn này ngay từ cấp 3 là tiền đề và nền móng vững chắc cho em vào Đại học Bách khoa Hà Nội và tiến xa hơn trong con đường học tập. Vì đặc thù làm nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở nước ngoài nên đến bây giờ những bài giảng về đạo hàm, tích phân, xác suất thống kê, và những cấu trúc tiếng Anh vẫn giúp ích cho em rất nhiều.”.

Cảm ơn tiến sĩ Ngô Khắc Hoàng đã chia sẻ